5 hiểu lầm “nực cười” nhất về Copywriting

Copywriting, copywriting, copywriting?

Ai cũng biết copywriting, nhưng chẳng ai hiểu chính xác, nhiều người còn hiểu sai hoàn toàn.

Để bắt đầu hành trình tìm hiểu xem copywriting là cái chi, và làm sao để trở thành 1 copywriter, Markus sẽ bắt đầu bằng việc điểm qua 1 số sai lầm cơ bản của các bạn trẻ về copywriting.
Còn nhiều hiểu lầm khác, nhưng album này chỉ đề cập đến 5 thứ cơ bản nhất.

#1: Copywriting là ‘’sao chép’’ và ‘’viết lại’’
01c
Một bạn A (giấu tên): Anh ơi, copywriting có phải là ‘’copy’’ và ‘’writing’’ (theo nghĩa đen ý) không anh? Việc này chắc chỉ đơn giản là sao chép rồi viết lại những thứ đã có sẵn thôi anh nhỉ?
Copywriter B (cũng giấu tên nốt): ….

Đây là quan niệm ‘’ngây thơ’’ của nhiều bạn sinh viên mới chập chững biết đến marketing, quảng cáo. Thú thật, ngay cả người viết cũng từng nghĩ như vậy, nhục quá xá.

Thật ra các bạn chỉ hiểu sai 1 từ thôi đó! Và từ bị hiểu sai ở đây là từ ‘’Copy’’. Trong Marketing, cụ thể là quảng cáo thì copy là nội dung được dùng với mục đích quảng cáo, truyền thông nhằm thuyết phục người dùng ra quyết định hoặc gây chú ý, nâng cao nhận diện của đối tượng mục tiêu với thương hiệu. (Nè, nội dung này tui lấy từ wiki đó!)

Vì vậy, copywriting là viết các đoạn copy đó! Và nhớ kĩ, copy ở đây không phải là sao chép, mà là ‘’văn bản được sử dụng trong marketing’’.

#2: Copywriter là writer, và chỉ dành cho hội viết văn
02c
Cũng hợp lý, copywriting cũng phải nghĩ và viết, mà hội giỏi văn thì chúng nó quen nghĩ để viết lâu rồi. Và chỉ hội học sinh, sinh viên giỏi văn chương mới có khả năng copywriting và làm copywriter.

Nhưng có thật sự như vậy không?
Không thể phủ nhận các bạn giỏi văn, quen viết với vốn từ Tiếng Anh, tiếng Việt giàu có sẽ có những lợi thế nhất định trong việc làm copywriting. Nhưng copywriting khác hẳn với viết văn thông thường. Copywriting phải sử dụng tới những kỹ thuật viết và những nguồn thông tin hoàn toàn khác biệt. Đó là chưa kể đến môi trường và hoàn cảnh viết hoàn toàn khác biệt!

Viết thông thường có thể không có mục đích, nhưng copywriting thì phải giúp thương hiệu bán được hàng.

Bây giờ có 2 đề bài thế này:
1, Hãy miêu tả Hà Nội của bạn!
2, Hãy miêu tả Hà Nội để thu hút khách du lịch Mỹ đến thành phố trên tạp chí Time.

Thấy sự khác biệt chưa? Bạn viết văn giỏi có thể viết tốt đề bài đầu, nhưng để viết bài thứ 2 thì hoàn toàn khác đấy nhé!

Viết gì cũng phải trích nguồn, trích cho cái nguồn này.

#3: Copywriting là phải tạo ra những thứ trên 9 tầng mây
03c
‘’È È È È’’, Trở lại mặt đất đi các bạn…

Đúng, Copywriting là sáng tạo, là đưa ra những ý tưởng thật chất. Nhưng nếu các bạn nghĩ rằng chỉ những ý tưởng bay bổng, xa vời mới là những ý tưởng chất thì lầm to rồi đó.

Copywriting suy cho cùng vẫn để phục vụ cho marketing, hay hẹp hơn là quảng cáo. Mà đã là một người làm marketing thì phải vô cùng thực tế (không thực tế, cứ bay bay thì sales chém cho chết liền). Copywriter cần sáng tạo, nhưng những gì họ tạo ra, viết ra cũng cần gần gũi với thực tế, sâu sát với người tiêu dùng. Nếu ý tưởng quá bay, quá xa, không hợp với nhận thức của người tiêu dùng thì chắc 90% là trật mục tiêu truyền thông đó…

Hãy sáng tạo, nhưng sáng tạo trên những gì thật gần gũi. Bác Ogilvy đã nói rồi: ‘’If it doesn’t sell, it is not creative!’’

#4: Copywriter là nghề rặn vài chữ, kiếm ngàn đô
04c
Đây lại là ảo tưởng thường thấy của các bạn sinh viên do bị ảnh hưởng bởi truyền thông, bởi các bạn ảo tưởng khác, bởi ba mẹ… Thật ra hiểu lầm này xảy ra với tất cả các nghề =))

Đừng nghĩ nghề nào cũng nhiều tiền, các bạn ạ.Theo một khảo sát nhỏ mới đây của Markus, hầu hết các anh chị copywriter đều than nghèo… Mức lương chỉ đủ sống và tâm huyết với nghề, chứ không thành triệu phú được.

Bên cạnh đó, hành trình ‘’rặn ra được vài chữ’’ của 1 copywriter không hề đơn giản. Đó là cả một quá trình trải nghiệm, quan sát và tìm tòi, ngốn lượng thời gian không hề nhỏ.

Ít tiền là thế, nhưng các copywriter đều rất đam mê với nghề, sẵn sàng thức hàng đêm để nghĩ cho ra 1 ý tưởng xuất sắc, sẵn sàng hi sinh những cơ hội khác mời chào để theo đuổi cái nghiệp sáng tạo, để thỏa chí với từng chiến dịch quảng cáo thành công.

#5: Copywrite và copyright là một
05
Cái này hết nói, chịu không đỡ được… Đi úp mặt vào tường đi, phải biết tự google nghĩa của 2 từ này chứ…

Vậy copywriting, copywriter là gì? Cụ thể ra sao, bạn có 2 lựa chọn:

1, Đợi mấy hôm nữa Markus ra Album tiếp theo về Copywriter chuyên nghiệp là như thế nào.

2, Đi học khóa Copywriting Foundation của Markus, xem chi tiết và đăng ký ngay.